SỨC KHỎE LÀ VÀNG

Chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình

Chủ Nhật, 1 tháng 12, 2013

Các bài tập phục hồi chức năng cho BN liệt nửa người do tai biến mạch máu não


    Các bài tập phục hồi chức năng cho BN liệt nửa người do tai biến mạch máu não
  Mục tiêu cuối cùng của phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não là giúp bệnh nhân tái hoà nhập với cuộc sống của gia đình và cộng đồng. Muốn tái hoà nhập  bệnh nhân phải tự thực hiện được các loại vận động và chức năng tương ứng ở các vị thế, đặc biệt là vị thế đứng vì có nhiều động tác vận động bệnh nhân có thể làm được khi nằm hoặc ngồi nhưng chưa chắc đã làm được khi đứng.  
1. Tập đứng lên từ vị thế ngồi 


image001_1.png
image003_1.png
image005_1.png

 

 
 

















Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Tập phục hồi chức năng sau tai biến mạch máu não

     Khoảng 1/3 số người bị tai biến mạch máu não sau đó bị liệt nửa người. Sau 6 tháng, gần 2/3 bệnh nhân không thể tự làm các hoạt động bình thường. Vì vậy, ngay khi chưa xuất viện, người nhà đã phải nghĩ đến kế hoạch tập luyện phục hồi chức năng cho họ.
Tại bệnh viện
Tuần đầu tiên: Đánh giá khả năng nuốt và trợ giúp cho bệnh nhân những hoạt động của cuộc sống hằng ngày.
Tuần thứ 2 đến tuần thứ 6: Rèn luyện cho bệnh nhân dùng một tay để làm các công việc như mặc quần áo, tắm rửa, đi vệ sinh. Cho bệnh nhân rèn luyện ở tay bị liệt, dùng vai và khuỷu tay để trợ giúp cho những động tác như cầm, nắm và kéo. Cho tập luyện có theo dõi và trợ giúp ở những khoảng cách khoảng 10 m.
Ở nhà sau khi nằm viện
Tháng thứ 1 đến tháng thứ 6: Tập cho bệnh nhân đi bộ mỗi ngày khoảng 5 phút; cho tập những động tác như cầm cốc, cầm sách, gấp quần áo, tập cầm nâng những đồ vật kích cỡ, nặng nhẹ khác nhau. Mỗi ngày tập luyện khoảng 20 phút cho đến khi bệnh nhân có thể tự làm được động tác này. Nếu bệnh nhân không thể tự làm, có thể dùng các dụng cụ trợ giúp tay hoặc chân. Cho bệnh nhân tập theo các dụng cụ này.
Ngoài 6 tháng: Tăng cường đi bộ. Nếu bệnh nhân mất tiếng nói, nên cho nghe và đọc các câu chuyện trên báo chí, truyền hình, rồi ngay lập tức cho bệnh nhân tập kể lại câu chuyện. Tập những kỹ năng này với mức độ khó tăng dần, khoảng 20 giờ mỗi tuần.
Khoảng 20% bệnh nhân có mất tiếng nói sau tai biến mạch máu não. Việc điều trị cho bệnh nhân mất tiếng nên bắt đầu từ sớm, ngay trong 3 tháng đầu tiên. Các chuyên gia tiếng nói khi tập luyện cho bệnh nhân trong giai đoạn đầu cần có sự tham gia của những người thân trong gia đình hoặc những người tình nguyện. Họ chính là những người sẽ tiếp tục giúp đỡ cho bệnh nhân ở giai đoạn sau. Thời gian cho tập luyện tiếng nói phải là 40-100 giờ trong 3 tháng đầu tiên.
Sự hồi phục thường cơ thể chỉ có ở những bệnh nhân có tổn thương mức độ trung bình. Với những bệnh nhân bị tổn thương mức độ nặng thì sự hồi phục gần như là không có. Với những bệnh nhân bị liệt nửa người, phải tập luyện những động tác hỗ trợ, như tự chuyển từ giường qua xe lăn hoặc tự di chuyển bằng kỹ năng dùng một tay. Sự tập luyện tích cực với cường độ cao 16 giờ hoặc hơn mỗi tuần có tác dụng hồi phục tốt hơn hẳn những bệnh nhân chỉ tập luyện vài giờ mỗi tuần.
Nên tập luyện sớm tay ngay khi tay có thể tự di chuyển được chút ít. Nếu như tay không di chuyển được trong vòng 6 tuần đầu thì hầu như sẽ không thể hồi phục được. Nên tập tay 3-6 giờ một ngày trong khoảng 3-6 tuần sau tai biến. Việc dùng điện châm có thể giúp cho bệnh nhân tăng được lực co cơ, hỗ trợ động tác duỗi và gấp tay. Tuy nhiên, nếu chỉ châm cứu đơn thuần thì khả năng cải thiện ít hơn.
Trong tai biến mạch máu não, liệt được chia ra liệt cứng và liệt mềm. Đa phần các bệnh nhân là liệt cứng, chỉ một số nhỏ bệnh nhân có liệt mềm. Những bệnh nhân liệt mềm thường bị tàn tật nhiều hơn do tay liệt mềm khó sử dụng được. Trong khi đó, những bệnh nhân liệt cứng có thể sử dụng được tay và chân nhiều hơn cho các động tác.
Từ đi bộ là mong muốn của tất cả các bệnh nhân tai biến mạch máu não. Khi đang nằm viện, nếu bệnh nhân đã có thể co chân lại được, phải tập đi từng bước. Có thể cho tập đi từng đoạn ngắn dưới nạng hoặc được người trợ giúp. Để hồi phục khả năng đi bộ, thậm chí ngay cả đoạn ngắn, cần phải có tập luyện. Mỗi bệnh nhân phải có ít nhất 15 phút mỗi ngày tập cho đi bộ. Dù tập sau 3 tháng, thậm chí cả sau một năm thì vẫn có cải thiện rõ ràng. Tuy nhiên, nếu tập sớm thì sẽ hồi phục tốt hơn. 
 Bác sĩ Hải
 0935820128
01237452882

Liệt dây thần kinh số VII

Liệt dây thần kinh số 7



Bệnh tê liệt thần kinh mặt hay còn gọi là bệnh Bell’s Palsy là một bệnh ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm cho bệnh nhân đau khổ trong một thời gian dài. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh điều khiển các cơ mặt bị viêm và bị chèn ép. Tuy mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, nhưng ít gặp ở người dưới 15 và trên 60 tuổi.

Liệt dây thần kinh số 7
Liệt nửa mặt - dân gian thường dung từ “méo mặt” - là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, với nhiều biển hiện khác nhau.
Biểu hiện
Người bệnh có thể tự phát hiện qua hoạt động vệ sinh buổi sáng: người bệnh khó chải răng, khó súc miệng, khó ăn sáng nhất là khi soi gương thấy mất cân xứng nửa mặt, nhân trung lệch về một bên, môi miệng xếch về một bên.
Người bệnh không nhắm kín được mắt ở bên liệt, không huýt sáo, không thổi được (thổi lửa)…, không chúm môi được. Có thể có rối loạn vị giác (cảm giác nếm) ở 2/3 trước của lưỡi và rối loạn thính giác (nghe kém). Thường do tổn thương nứt xương đá gặp sau sang  chấn sọ (ngã đập đầu xuống đất gây rạn nứt xương đá).
Có thể có một số chứng khác như: ù tai, nghe kém và mỏi chân tay bên đối diện (đối diện với nửa mặt bị liệt).
Người bệnh có thể có biểu hiện nhắm mắt không kín ở hai bên, nét mặt mất sự linh hoạt…, miệng há với môi vểu ra và nước bọt chảy ra. Đó là liệt mặt ở cả hai bên ở người lớn thường gặp trong viêm đa rễ thần kinh, ở trẻ em thường là thể thân não của người bệnh bại liệt.
Nguyên nhân
U ở cầu não, u góc cầu tiểu não.
U nền sọ: chú ý tới u màng não ở nền sọ.
Biến chứng thần kinh của u vòm họng.
Do sang chấn: sang chấn, ngã, đụng dập gãy rạn nứt xương đá.
Do viêm nhiễm:
Viêm màng não, nhất là viêm màng não do lao.
Viêm nhiễm rễ dây thần kinh: liệt dây VII hai bên - thể thân não của bệnh bại liệt, liệt hai bên nửa mặt và thường gặp ở trẻ em.
Biến chứng của viêm tai cấp tính, mạn tính, viêm tuyến mang tai, viêm xương đá. Liệt dây VII ngoại biên “do lạnh”. Thường gặp với bệnh cảnh đột ngột, sau khi tiếp xúc với trời lạnh, ngáp và bị liệt có thể đó là do nhiễm khuẩn tiềm tàng, biểu hiện ra do lạnh…
Có một thể uốn ván dễ nhầm là liệt dây VII với co cứng hàm, khó nhai, co thắt cơ vòng mi.
Zona hạch gối: Zona là bệnh cấp tính do virus hướng thần kinh phạm vào hạch gối gây liệt mặt đột ngột. Đặc điểm là phát ban: ban đỏ, mụn nước ở quanh vành tai, vùng viền ống tai ngoài; có thể phạm cả vùng dây VII nên có thể có ban đỏ, mụn nước mọc ở 2/3 trước lưỡi. Cần chú ý đừng để vỡ mụn nước, vì sẽ làm dải ban đỏ, mụn nước lan rộng gây chèn ép nhiều nơi.
Điều trị
Người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa thần kinh khám và điều trị, căn bản là điều trị theo nguyên nhân. Đối với liệt nửa mặt chưa rõ nguyên nhân hoặc “do lạnh” cần tiến hành những biện pháp sau:
Điều trị nội khoa
Giữ mặt cho ấm (quấn khăn len nếu trời lạnh).
Vitamin B1 liều cao: 0,025g-10 ống/ ngày, cho dài ngày.
Kháng sinh ampicilin 1-2 g/ngày. Kháng viêm prednisolone, hydrocortancyl.
Thường xuyên nhỏ mắt bằng dung dịch chloramphenicol trong trường hợp nặng. Không được dùng strychnine vì dễ chuyển sang co cứng.
Vật lý trị liệu
Cho người bệnh chạy điện nóng và làm sóng ngắn ngay ngày đầu.Có thể cho chạy điện dẫn Iod hoặc Ca. Có thể dùng dòng điện galvanie.
Thường xuyên tập các động tác ở mặt, ở trán, ở môi miệng.
Châm cứu bên liệt các huyệt giáp xa, địa thương, thảo đường, có thể châm thêm các huyệt ấn đường, nghinh hương, hợp cốc. Cũng có thể châm thêm các huyệt trên ở bên lành.
Trong quá trình châm cứu, cần định kỳ theo dõi, khám lại để tránh liệt co cứng nửa mặt. Có thể nghiên cứu phẫu thuật, nhất là những trường hợp nhanh chóng chuyển sang liệt co cứng nửa mặt – là phạm vi của ngành phẫu thuật chỉnh hình hàm mặt.
Chúng tôi xin giới thiệu một số thủ pháp xoa bóp ấn huyệt để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
Thủ pháp vùng mặt
Dùng ngón tay út day huyệt tình minh (day nhẹ) 100 lần, sau đó dùng ngón tay cái day huyệt ngư yêu 50 lần, tiếp theo day huyệt đồng tử liêu, ti trúc không, tứ bạch, thừa khấp mỗi huyệt 30 lần (người bệnh nặng có thể tăng lên đến 50 lần). Nếu công năng mí mắt trên của người bệnh  giảm sút thì day thêm huyệt ngư yêu, dương bạch 30 lần, nhấc vê mí mắt trên 30 lần. Nếu công năng mí mắt dưới suy giảm thì day huyệt tứ bạch, thừa khấp thêm 30 - 50 lần.
Thủ pháp vùng miệng
Dùng ngón tay cái day huyệt nghinh hương, hạ quan, giáp xa mỗi huyệt 30 - 50 lần rồi day huyệt địa thương 30 - 50 lần, trường hợp nặng có thể tăng lên 100 lần. Tiếp theo, dùng bàn tay day phần mặt bên bị bệnh 30 - 50 lần, day cho đến khi phần mặt nóng lên mới đạt.
Day huyệt thái dương, phong trì, ế phong mỗi huyệt 30 - 50 lần
Vị trí huyệt:
- Tình minh: Trên góc khóe mắt trong.
- Ngư yêu: chỗ lõm giữa lông mày.
- Đồng tử liêu: góc khóe mắt ngoài đo ra 0,5 tấc.
- Ti trúc không: Chỗ lõm phía ngoài đuôi lông mày.
- Tứ bạch: mắt nhìn thẳng phía trước, huyệt nằm ở chỗ lõm của vành mắt, từ con ngươi xuốngkhoảng 1 tấc.
- Thừa khấp: Trên bờ hốc mắt dưới.
- Dương bạch: từ giữa lông mày (huyệt ngư yêu) đo lên 1 tấc.
- Nghinh hương: cạnh cánh mũi 0,5 tấc.
- Hạ quan: Huyệt nằm ở chỗ lõm bờ dưới sau xương gò má.
- Giáp xa: Huyệt nằm ở phía trên trước góc xương hàm dưới (chỗ khi dùng sức cắn răng thì cơ nổi lên).
- Địa thương: từ khóe miệng đo sang ngang 0,5 tấc.
- Thái dương: Ở chỗ lõm cách điểm giữa đường nối đầu ngoài lông mày và khóe mắt ngoài 1 tấc.
- Phong trì: Bờ xương chẩm, chỗ lõm sau tai.
- Ế phong:  Ở phía sau dái tai, chỗ lõm giữa góc xương hàm dưới và mỏm trên xương chũm.
Lưu ý: Phòng bệnh liệt mặt, khi rét tránh mở cửa đột ngột để gió lạnh tạt vào mặt. Vào mùa nóng khi ngủ không nên để quạt, máy điều hòa thổi thẳng vào mặt. Đối với những người làm việc và học tập ban đêm không nên ngồi gần cửa sổ để tránh gió lùa. Người già ban đêm không nên ra ngoài. Ngoài ra, cần điều trị sớm và triệt để các nhiễm khuẩn tai, mũi, họng...
Bệnh tê liệt thần kinh mặt hay còn gọi là bệnh Bell’s Palsy là một bệnh ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm cho bệnh nhân đau khổ trong một thời gian dài. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh điều khiển các cơ mặt bị viêm và bị chèn ép. Tuy mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, nhưng ít gặp ở người dưới 15 và trên 60 tuổi.
Dấu hiệu phát hiện bệnh?
Thường sau một đêm ngủ, người bệnh thức dậy, cảm thấy một bên mặt hơi cứng khác thường. Nếu soi gương bệnh nhân sẽ thấy một bên mặt bị xệ xuống và miệng bị méo sang một bên. Một bên mắt cũng không thể nhắm kín và thường có nước mắt chảy ra. Với các triệu chứng đó, người ta thường nghĩ đến một tai biến mạch máu não. Song bình tĩnh lại, nếu bạn thấy các triệu chứng chỉ giới hạn ở mặt, thì phần nhiều đây là bệnh liệt dây thần kinh mặt. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp bệnh xảy ra ban ngày, bệnh nhân đột ngột bị tê liệt hay yếu hẳn một bên mặt khiến khó cười khó nói, khó nhắm mắt, khó cử động da mặt bên bị bệnh; bị đau trong tai phía bên bệnh; nghe âm thanh to hơn phía tai bệnh; nhức đầu; mất vị giác; lượng nước mắt và nước miếng tiết ra nhiều hơn bình thường. Bệnh sẽ giảm trong vòng vài tuần và khỏi hoàn toàn trong vòng từ 3- 6 tháng. Trong đó khoảng 8 - 10 % bị tái phát, đôi khi ở phía mặt bên lành trước đây. Một số ít bệnh nhân bị vài triệu chứng bệnh suốt đời.
Bệnh liệt thần kinh mặt nhẹ sẽ khỏi hoàn toàn, nhưng bệnh nặng các dây thần kinh có thể bị tổn thương vĩnh viễn.
 Sơ đồ cấu tạo các dây thần kinh mặt.
Nên làm gì để chữa và phòng bệnh?
Vì sao bị liệt thần kinh mặt?
Từ trong não đi ra, trên đường đi tới mặt, dây thần kinh điều khiển các cơ mặt phải đi qua một khe hẹp là một hốc xương nhỏ. Vì vậy khi bị nhiễm vi khuẩn, các dây thần kinh này sưng lên, bị kẹt trong hốc xương hẹp. Do bị chèn ép các dây thần kinh bị tổn thương lớp màng bọc bên ngoài khiến tín hiệu thần kinh bị cản trở, gây ra tê liệt và yếu các cơ mặt. Nhiều nghiên cứu cho thấy các đối tượng sau đây dễ bị liệt dây thần kinh mặt là: phụ nữ có thai, bệnh nhân tiểu đường, người đang bị cảm cúm, người bị suy giảm miễn dịch như đang điều trị tia xạ, dùng thuốc corticosteroid, nhiễm HIV…
Để giúp bệnh mau bình phục người ta có thể dùng thuốc steroid chống viêm. Trường hợp các dây thần kinh mặt bị viêm thì dùng thuốc này có thể làm giảm viêm, giảm sưng giúp cho các dây thần kinh giảm hẳn bị chèn ép trong hốc xương. Nếu dây bị nhiễm virut, việc dùng các thuốc kháng virut có thể làm ngưng bệnh nhanh chóng. Phương pháp vật lý trị liệu nên dùng bởi vì những bắp thịt bị liệt có thể rút ngắn lại gây co thắt mạn tính. Khi đó dùng xoa nắn và vận động những bắp thịt ở mặt có thể giúp chống co thắt. Dùng phương pháp chườm nóng cũng có tác dụng làm giảm đau, giảm co thắt bắp cơ. Bạn cũng nên học cách thư giãn, sử dụng phương pháp châm cứu, uống bổ sung các loại vitamin, nhất là B12, B6 và kẽm cũng rất có ích trong việc phục hồi và phòng bệnh.
Bạn cần biết các cách tự chăm sóc: khi mắt bạn không nhắm kín được, bạn cần giữ cho mắt khỏi khô bằng cách nhỏ thuốc mỗi giờ vào ban ngày và tra thuốc mỡ vào mắt ban đêm, như vậy để tránh mắt bị quá khô, màng kết mạc của mắt có thể bị tổn thương dẫn đến mất thị giác. Việc đeo kính ban ngày và đeo miếng che mắt ban đêm để tránh cho mắt khỏi bị chấn thương hay bị trầy xước.
Việc phòng bệnh cần phối hợp nhiều biện pháp tránh bị nhiễm lạnh, nhất là khi ngủ ban đêm. Phòng chống nhiễm vi khuẩn bằng cách nâng cao sức đề kháng của cơ thể: tập thể dục thường xuyên điều độ; ăn uống đủ chất, tăng cường ăn rau xanh, trái cây chín, uống nước cam, nước chanh hoặc uống bổ sung vitamin C tổng hợp. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường hoặc đến những nơi công cộng như bến tàu xe, siêu thị, chợ… để tránh bị lây nhiễm các bệnh do vi khuẩn gây ra. Không lạm dụng thuốc corticosteroid trong điều trị các bệnh cơ xương khớp.
Tổng hợp từ SK&ĐS    
 Bác sĩ Hải
0935820128

Thứ Hai, 25 tháng 11, 2013

Các bài tập phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người


    Các bài tập phục hồi chức năng cho BN liệt nửa người do tai biến mạch máu não
  Mục tiêu cuối cùng của phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt nửa người do tai biến mạch máu não là giúp bệnh nhân tái hoà nhập với cuộc sống của gia đình và cộng đồng. Muốn tái hoà nhập  bệnh nhân phải tự thực hiện được các loại vận động và chức năng tương ứng ở các vị thế, đặc biệt là vị thế đứng vì có nhiều động tác vận động Phục hồi chức năng cho bệnh nhân liệt ( Hà Nội ) có thể làm được khi nằm hoặc ngồi nhưng chưa chắc đã làm được khi đứng.  
1. Tập đứng lên từ vị thế ngồi 


  • Người tập trợ giúp đứng lên từ phía trước:
image001_1.png
Người bệnh ngồi trên ghế hoặc trên giường có chiều cao phù hợp, hai tay duỗi thẳng ra trước, cài các ngón vào nhau, đặt trên hai vai của người tập.
Người tập đứng ở phía trước bệnh nhân, gấp khớp háng và khớp gối để hạ thấp người xuống, hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay đặt lên hai bên bả vai để đỡ hai tay bệnh nhân.
 
 
image003_1.png
Sau đó người tập giúp và hướng dẫn bệnh nhân cúi người về phía trước bằng cách gấp hai khớp háng, duỗi thẳng cột sống, dồn trọng lượng cơ thể về phía trước đều lên hai chân
 
image005_1.png
Khi bệnh nhân đã dồn trọng lượng về phía trước đầy đủ, ngườiì tập yêu cầu bệnh nhân chủ động đứng lên. Sau khi đứng bệnh nhân thường bị khuỵu khớp gối và khớp háng bên liệt, do vậy người tập cần lưu ý để sẵn sàng đỡ cho bệnh nhân bằng khớp gối và tay của mình.
  • Người tập trợ giúp đứng lên từ phía bên: Khi khả năng phục hồi của bệnh nhân tốt hơn, bệnh nhân có thể thực hiện được một số phần trong động tác đứng lên thì người tập chỉ cần hỗ trợ phần  động tác mà bệnh nhân không tự làm được.
image007_1.pngNgười bệnh ngồi trên ghế hoặc trên giường có chiều cao phù hợp, trọng lượng dồn đều lên hai bên mông, cài các ngón tay hai bên vào nhau, duỗi thẳng ra trước. Người tập đứng về phía bên liệt của bệnh nhân, một tay đỡ hai tay bệnh nhân giúp cho bệnh nhân dồn trọng lượng về phía trước, tay kia đặt trên khớp gối, một bàn chân đặt sát bàn chân bên liệt.
image009_1.pngSau đó người tập hướng dẫn bệnh nhân dồn trọng lượng về phía trước đều trên hai chân. Nếu cần hỗ trợ người tập lấy tay mình làm mốc, giúp bệnh nhân duỗi thẳng hai tay, cúi về phía trước bằng cách gấp khớp háng hai bên, giữ cột sống ở tư thế duỗi.
 
 image011_1.pngKhi trọng lượng đã dồn về phía trước đầy đủ, người tập yêu cầu bệnh nhân chủ động đứng lên cùng với sự trợ giúp của mình.
 
image013_1.pngTrong khi đứng dậy và sau khi đứng lên bệnh nhân có thể xê dịch bàn chân bên liệt, gập khuỵu khớp háng và khớp gối bên liệt do đó người tập cần lưu ý đề phòng và đỡ cho bệnh nhân bằng bàn chân, khớp gối và tay của mình.
  • Người tập hướng dẫn bệnh nhân tự đứng lên: Khi khả năn vận động của bệnh nhân đã phục hồi tốt hơn, người tập hướng dẫn bệnh nhân cách tự đứng lên
image015_1.jpgBệnh nhân ngồi trên ghế, trên giường hoặc trên xe lăn có chiều cao phù hợp,  thân mình thẳng, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai bên mông và hai chân. Hai bàn chân sát trên sàn nhà cách nhau 20-30cm, bàn chân bên liệt ở ngang mức hoặc phía sau bàn chân bên lành, hai tay duỗi, hai bàn tay cài các ngón với nhau, đặt giữa hai đùi.
image017_1.jpgNgười tập hướng dẫn bệnh nhân duỗi thẳng hai tay ra trước, cúi người để dồn trọng lượng cơ thể về phía trước đều trên hai mông và hai chân. Lưu ý bệnh nhân để hai bàn chân ngang nhau, hoặc bàn chân bên liệt ở phía sau, không kéo bàn chân bên lành ra sau bàn chân bên liệt. Khi bệnh nhân đã cúi và trọng lượng đã dồn về phía trước đầy đủ, người tập yêu cầu bệnh nhân tự đứng lên. Lưu ý bệnh nhân đề phòng khuỵu khớp gối, khớp háng và ngã về phía bên liệt.
2. Tập vận động ở tư thế đứng
2.1 Tập đứng thăng bằng
image019_1.jpgBệnh nhân đứng thẳng, cân xứng hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân (thăng bằng tĩnh), nếu cần trợ giúp người tập đứng về phía bên liệt. Hướng dẫn bệnh nhân tập quay đầu nhìn ra sau qua vai bên liệt và vai bên lành; đứng và vận động thân mình: cúi, ngửa, nghiêng, xoay; đứng và vận động tay: đưa tay lên trên, xuống dưới, sang phải, sang trái (thăng bằng động).
2.2 Tập dồn trọng lượng lên chân liệt:
image021_1.png  Bệnh nhân đứng thẳng, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Người tập đứng về phía bên liệt của bệnh nhân, giúp bệnh nhân duỗi thẳng tay sang ngang, khớp vai vuông góc. Yêu cầu bệnh nhân chuyển và dồn trọng lượng sang bên chân liệt, bước chân lành lên một vật gì đó bên cạnh, cao 15-20cm.
  image023_1.pngCó thể hướng dẫn bệnh nhân tự tập bằng cách đứng trong thanh song song, hai tay vị nhẹ lên hai bên, trọng lượng cơ thể dồn đều trên hai chân. Yêu cầu bệnh nhân chuyển và dồn trọng lượng sang bên chân liệt, bước chân lành lên một vật gì đó phía trước cao 15-20 cm.
image025_1.jpgKhi khả năng thăng bằng và vận động của bệnh nhân đã tốt hơn, có thể hướng dẫn bệnh nhân tự tập bằng cách đứng thẳng, sau đó chuyển trọng lượng sang bên chân liệt, bước chân lành lên một vật gì đó cao 20- 30cm ở phía trước mặt để dồn trọng lượng  cơ thể lên chân bên liệt.
  image027_1.png
Cũng có thể hướng dẫn bệnh nhân đứng, bước và đặt bàn chân liệt lên một bục tập (hoặc vật gì đó cố định vững chắc) cao 15-20 cm  ở phía trước.  Sau đó nhấc chân lành lên rồi đặt xuống như cũ, hoặc đặt bàn chân lành lên bục tập cùng với chân liệt, hoặc bước chân lành qua bục tập sang phía bên kia.
2.3 Tập đứng, dồn trọng lượng lần lượt lên hai chân:
image029_1.jpgNgười tập hướng dẫn bệnh nhân đứng thẳng, cân xứng hai bên, hai tay thả lỏng dọc theo thân, hai bàn chân cách nhau 15 - 20 cm, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Sau đó yêu cầu bệnh nhân lần lượt lấy chân trái làm trụ, dạng chân bên phải ra, nhấc bàn chân lên khỏi sàn nhà để toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân bên trái. Người tập luôn đứng về phía bên liệt của bệnh nhân để hỗ trợ khi cần thiết và đề phòng bệnh nhân ngã về phía bên liệt.

image031_1.jpgTiếp đến lấy chân phải làm trụ, dạng chân bên trái ra, nhấc bàn chân trái lên khỏi sàn nhà để toàn bộ trọng lượng cơ thể dồn lên chân bên phải.
- Để đảm bảo an toàn nên cho bệnh nhân đứng bên cạnh một vật gì đó (bàn, tường, thanh song song...) để bệnh nhân có thể vịn đỡ khi cần thiết.
image033_1.jpgDụng cụ tập chuyển và dồn trọng lượng lần lượt sang hai bên (đơn giản và rất tốt là hai chiếc cân được ghép lại với nhau trong một chiếc hộp gỗ). Bệnh nhân đứng mỗi chân lên một bên cân, sau đó tập chuyển và dồn trọng lượng từ bên chân lành sang bên chân liệt và từ bên chân liệt sang bên chân lành. Dụng cụ này cũng có thể dùng để khám và đánh giá mức độ mất cân bằng của bệnh nhân khi đứng, đồng thời đánh giá kết quả tập luyện bằng cách kiểm tra khả năng phân bổ trọng lượng của bệnh nhân lên hai bên cân.
image035_1.jpgMột trong những dụng cụ tốt nhất để bệnh nhân tập dồn trọng lượng lần lượt sang hai bên ở tư thế đứng là dụng cụ "leo núi." Dụng cụ này được cải tiến từ một dụng cụ luyện tập thông thường thành dụng cụ chuyên biệt tập luyện cho người bệnh liệt nửa người. Kỹ thuật cải tiến là làm sao cho hệ thống pít tông phù hợp để bệnh nhân có thể sử dụng được.
2.4  Tập chuyển trọng lượng lần lượt sang hai chân
image037_1.jpgBệnh nhân đứng tựa hông bên lành cạnh mép bàn, hoặc vịn nhẹ tay lành lên mặt bàn, hai bàn chân ngang bằng nhau, cách nhau 15-20cm. Người tập hướng dẫn bệnh nhân đưa hông ra trước, gấp chân liệt lại, chuyển trọng lượng cơ thể sang bên chân lành, giữ như vậy vài giây.
 
image039_1.jpgSau đó từ từ duỗi chân liệt ra. Rồi gấp chân lành lại, chuyển trọng lượng cơ thể sang chân bên liệt. Giữ như vậy vài giây rồi làm lại như lúc bắt đầu.
 
image041_1.jpgCó thể hướng dẫn bệnh nhân tập bằng cách đứng tựa nhẹ mông vào mép bàn, hai bàn chân ngang nhau, cách nhau 15-20 cm, trọng lượng cơ thể dồn đều lên hai chân. Sau đó bệnh nhân lần lượt chuyển trọng lượng sang chân bên lành, giữ như vậy vài giây rồi lại chuyển sang chân bên liệt luân phiên như vậy.
2.5  Tập gấp, duỗi khớp háng và khớp gối bên liệt
image043_1.jpgHoặc người tập hướng dẫn bệnh nhân đứng vịn nhẹ tay vào một vật nào đó bên cạnh, hai bàn chân cách nhau khoảng 15-20 cm, chân lành ở trước chân liệt ở sau. Sau đó bệnh nhân chuyển trọng lượng ra trước, dồn trọng lượng lên chân bên lành.
image045_1.jpgKhi toàn bộ trọng lượng cơ thể đã dồn lên chân lành ở phía trước, người tập yêu cầu bệnh nhân tập gấp và duỗi khớp háng và khớp gối bên chân liệt. Lưu ý khi gấp khớp háng và khớp gối chỉ nâng gót chân bên liệt (không nhấc cả bàn chân) lên khỏi sàn nhà.
 
image047_1.pngHoặc người tập hướng dẫn bệnh nhân đứng vịn nhẹ tay vào một vật nào đó bên cạnh, hai bàn chân ngang nhau cách nhau khoảng 15-20 cm ,sau đó dồn trọng lượng lên chân bên lành rồi tập gấp, duỗi khớp gối và khớp háng bên liệt.
Để có thêm các thông tin về dụng cụ và hướng dẫn kỹ thuật, các bạn có thể đến các bệnh viện Điều dưỡng Phục hồi chức năng của các tỉnh/thành phố, các cơ sở chỉnh hình của bộ Lao động- Thương binh và xã hội ở một số tỉnh/ thành phố. Nếu không được thì liên hệ trực tiếp với  Bác sĩ Hải 0935820128 ,01237452882 tại Hà Nội.