SỨC KHỎE LÀ VÀNG

Chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình

Thứ Hai, 27 tháng 5, 2013

HỘI CHỨNG LIỆT NỬA NGƯỜI

HỘI CHỨNG LIỆT NỬA NGƯỜI

HỘI CHỨNG LIỆT NỬA NGƯỜI
I. ĐỊNH NGHĨA
Liệt nửa người là giảm hoặc mất vận động hữu ý một tay và một chân cùng bên do tổn thương tháp kèm hay không kèm liệt một hay nhiều dây thần kinh sọ não cùng hay khác bên với bên liệt tay chân.
II. GIẢI PHẪU - CHỨC NĂNG BÓ THÁP

Ðường vận động chủ động gồm 2 nơron chính: nơron thứ nhất nằm ở vùng vận động của vỏ não (hồi trán lên, phía trước rãnh Rolando), sợi trục của những nơron này hình thành nên bó vận động chủ động (bótháp). Bó tháp đi từ vỏ não xuống, qua một vùng rất hẹp ở bao trong rồi xuống cầu não, cuống não, hành tuỷ. Khi xuống đến 1/3 dưới hành tuỷ phần lớn các sợi của bó tháp bắt chéo qua đường giữa sang bên đối diện, tạo thành bó tháp chéo để đi xuống tủy. Một phần nhỏ các sợi của bó tháp còn lại tiếp tục đi thẳng xuống tuỷ hình thành nên bó tháp thẳng. Nơron thứ hai nằm ở sừng trước tuỷ, khi đến từng đoạn tương ứng của tuỷ sống, bó tháp chéo tách ra chi phối các nơron vận động của sừng trước tuỷ, bó tháp thẳng cũng cho các sợi bắt chéo qua đường giữa để chi phối nơron vận động ở bên đối diện.
III. TRIỆU CHỨNG HỌC
1. Khi bệnh nhân tỉnh táo:
a. Liệt mềm:
- Giảm hoặc mất vận động 1 tay và 1 chân cùng bên, ưu thế cơ duỗi chi trên và cơ gấp chi dưới.
- Thường có liệt nửa mặt trung ương cùng bên với tay chân bị liệt hoặc có thể liệt mặt ngoại biên khác bên. Có thể liệt các dây thần kinh sọ não khác.
- Trương lực cơ giảm bên tay chân bị liệt.
- Phản xạ gân xương giảm hay mất bên tay chân bị liệt, phản xạ da bụng và/hay là da bìu (ở nam giới) giảm hoặc mất bên liệt, phản xạ hậu môn giảm hay mất bên liệt, dấu Babinski hay dấu tương đương có thể (+) bên liệt, Hoffmann có thể (+) bên liệt.
- Có thể kèm theo rối loạn cảm giác nửa người bên liệt.
- Dáng đi lê (tay bên liệt buông thõng, chân thì quét đất).
- Khi nằm bàn chân bên liệt đổ ra ngoài.
b. Liệt cứng:
- Cơ lực bên liệt giảm hay mất.
- Liệt mặt trung ương cùng bên hay liệt mặt ngoại biên khác bên với tay chân bị liệt, có thể liệt dây thần kinh sọ não khác.
- Tăng trương lực cơ bên liệt đưa đến co cứng gấp chi trên, các ngón tay khác nắm chặt ngón cái, còn chi dưới co cứng duỗi nên khi đi có dáng đi vòng kiềng (phạt cỏ).
- Tăng phản xạ gân xương bên liệt, có phản xạ bệnh lý như Babinski haytương đương. Phản xạ da bụng, da bìu và phản xạ hậu môn giảm hoặc mất bên liệt.
- Có thể kèm rối loạn cảm giác nửa người bên liệt.
2. Khi bệnh nhân hôn mê:
- Bàn chân bên liệt đổ ra ngoài.
- Có thể quay mắt và đầu về bên tay chân liệt hay về đối bên với tay chân bị liệt.
- Mất cân đối ở mặt như nhân trung lệch về bên lành, má bên liệt phập phồng theo nhịp thở, kích thích đau góc hàm 2 bên nếu còn đáp ứng thì chỉ mép bên lành nhếch lên còn bên liệt vẫn giữ nguyên, đó là dấu Pierre-Marie-Foix.
- Kích thích đau ở tay chân hai bên thì bên liệt hầu như không phản ứng hay phản ứng yếu hơn bên đối diện.
- Phản xạ da bụng, da bìu giảm hay mất bên liệt, có thể có dấu Babinski (+) bên liệt.
IV. CHẨN ĐOÁN ĐỊNH KHU
1. Tổn thương vỏ não:
Liệt tay chân mặt cùng bên. Có thể có rối loạn cảm giác nửa người bên liệt, thất ngôn kiểu Broca khi tổn thương bán cầu ưu thế (bán cầu đối diện với tay thuận), động kinh, bán manh đồng danh hay mất thực dụng, mất nhận biết sơ đồ cơ thể, không biết tay chân bị liệt.
2. Tổn thương bao trong:
Liệt tay chân mặt cùng bên, mức độ nặng và tỷ lệ, đơn thuần vận động. Nếu tổn thương lan rộng vào trong sẽ có triệu chứng của đồi thị như rối loạn cảm giác chủ quan nửa người bên liệt kèm tăng cảm giác đau, còn ra ngoài gây vận động bất thường như run, múa giật, múa vờn nửa người.
3. Tổn thương thân não:
a. Tổn thương cuống não: Gây hội chứng Weber (liệt dây III bên tổn thương và liệt nửa người bên đối diện.
b. Tổn thương cầu não: Gây liệt dây VII ngoại biên bên tổn thương (có khi cả dây VI) và liệt tay chân bên đối diện gọi là hội chứng Millard-Gübler.
Có thể gây hội chứng Foville là liệt chức năng liếc ngang về bên tổn thương kèm liệt tay chân bên đối diện.
c. Tổn thương hành tủy:
Thường gây hội chứng Babinski-Nageotte là có hội chứng tiểu não, Claude-Bernard-Horner và liệt màn hầu lưỡi bên tổn thương và liệt kèm rối loạn cảm giác tay chân bên đối diện.
d. Tổn thương tủy cổ cao (trên C4):
Liệt tay chân cùng bên với bên tổn thương và không có liệt các dây thần kinh sọ não. Có thể có hội chứng Brown-Sequard.
V. CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT
1. Liệt chức năng (rối loạn phân ly):
Thường xảy ra trong những hoàn cảnh đặc biệt như sang chấn tâm lý. Các triệu chứng lâm sàng thay đổi theo tác động của bên ngoài và chịu tác dụng của ám thị. Không có sự phù hợp giữa các lần khám liên tiếp.
Phản xạ gân xương bình thường, phản xạ da bụng và da bìu bình thường, không có dấu hiệu Babinski hoặc các dấu hiệu tương đương.
2. Giảm động tác trong hội chứng ngoại tháp nửa người (hội chứng Parkinson):
Rất nhiều trường hợp hội chứng Parkinson bắt đầu từ 1 bên, nhất là những thể mà triệu chứng tăng trương lực là chủ yếu có thể nhầm với liệt nửa người. Khám kỹ về lâm sàng sẽ phát hiện run khi nghỉ ngơi, các dấu hiệu của tăng trương lực ngoại tháp, biểu hiện co cứng kiểu ống chì, dấu hiệu bánh xe răng cưa.
Triệu chứng co cứng tháp có đặc điểm khác hẳn: co cứng các cơ gấp ở chi trên và các cơ duỗi ở chi dưới, co cứng có tính chất đàn hồi.
Lưu ý u não có thể xâm phạm vào các nhân xám, do đó giai đoạn đầu thường có biểu hiện run kèm theo triệu chứng thiếu sót vận động nửa người.
3. Thiếu sót vận động sau một cơn động kinh cục bộ (liệt Todd):
Trong động kinh cục bộ vận động hoặc 1 cơn động kinh cục bộ toàn bộ hoá thứ phát có thể xuất hiện triệu chứng liệt tồn dư trong vòng vài giờ. Cần hỏi kỹ bệnh sử và diễn biến của liệt, nhất là những trường hợp đã xảy ra nhiều lần. Ðiện não đồ có vai trò quan trọng giúp phát hiện những hoạt động kịch phát kiểu động kinh hoặc những biến đổi bất thường sau cơn động kinh.
4. Hiện tượng mất chú ý nửa thân:
Gặp trong hội chứng tổn thương thuỳ đỉnh của bán cầu không ưu thế. Hiện tượng này thường phối hợp với các triệu chứng khác của tổn thương bán cầu không ưu thế như phủ nhận bên bị bệnh, mất nhận thức nửa thân.
VI. CHẨN ĐOÁN NGUYÊN NHÂN
Chẩn đoán dựa vào hỏi bệnh, khám xét lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng đặc biệt là chụp não cắt lớp vi tính hay chụp cộng hưởng từ não...
1. Liệt nửa người xuất hiện đột ngột:
a. Chấn thương và vết thương sọ não:
- Chấn thương sọ não có thể gây đụng dập não, các khối máu tụ, phù não... - Chẩn đoán dựa vào lâm sàng và chụp cắt lớp vi tính sọ não.
- Biểu hiện lâm sàng có liệt nửa người (đôi khi chỉ có các thiếu sót vận động) kèm theo giãn đồng tử.
- Chụp cắt lớp vi tính sọ não không tiêm cản quang sẽ thấy hình khối tăng tỷ trọng hình thấu kính hai mặt lồi nằm giữa xương sọ và màng cứng. Ðây là một cấp cứu phẫu thuật thần kinh.
Nếu hình ảnh chụp cắt lớp sọ não bình thường, cần thăm khám kỹ các động mạch vùng cổ để phát hiện các phình động mạch bóc tách hình thành sau sang chấn, đây có thể là nguyên nhân nhồi máu não mà giai đoạn sớm có thể chưa thấy được trên phim chụp cắt lớp vi tính sọ não.
b. Tai biến mạch máu não: Bao gồm 2 loại là nhồi máu não và xuất huyết não.
- Nhồi máu não biểu hiện liệt nửa người xuất hiện đột ngột, thường không có rối loạn ý thức nặng nề, không có hội chứng màng não.
Chụp cắt lớp vi tính sọ não cho thấy hình ảnh vùng giảm tỷ trọng có vị trí tương ứng với khu vực cấp máu của động mạch bị tắc. Hình ảnh chụp cắtlớp não có thể bình thường trong những giờ đầu cũng không cho phép loạitrừ một ổ nhồi máu não mới hình thành.
- Xuất huyết não biểu hiện liệt nửa người xuất hiện đột ngột kèm theo đau đầu, nôn, rối loạn ý thức và có các biểu hiện của hội chứng màng não.
Dịch não tuỷ có thể có máu không đông, đều ở cả 3 ống.
Chụp cắt lớp vi tính sọ não sẽ thấy hình ảnh khối máu tụ tăng tỷ trọng trong nhu mô não, xung quanh đó là phù não và đè đẩy chèn ép các tổ chức kế cận; ngoài ra có thể thấy hình ảnh máu đọng ở các khe rãnh ở đáy sọ và hình ảnh máu tràn vào các não thất.
c. Các nguyên nhân khác:
- Viêm tắc tĩnh mạch não: viêm tắc tĩnh mạch não thường xuất hiện ở những cơ địa bị bệnh hệthống, sau đẻ, rốiloạn đông máu... Các biểu hiện lâm sàng là đau đầu dai dẳng có thể xuất hiện trước hoặc đi kèm theo liệt.
Liệt nửa người có thể kèm theo các triệu chứng khác như động kinh, tăng áp lực nội sọ và liệt có thể đổi bên. Chụp cắt lớp vi tính sọ não có hình ảnh tổn thương phối hợp tăng và giảm tỷ trọng của một vùng nhồi máu kèmtheo chảy máu trong ổ nhũn. Khi tiêm thuốc cản quang, nếu tắc xoang tĩnh mạch có thể thấy dấu vết delta trống.
- Co thắt động mạch não sau xuất huyết dưới nhện: biểu hiện lâm sàng bằng một hội chứng màng não xảy ra đột ngột, thường không có sốt. Chọc dò dịch não tuỷ thấy có máu không đông, đều ở cả 3 ống. Trong vòng 3 tuần đầu còn có thể xuất hiện thêm liệt nửa người, triệu chứng liệt diễn biến rất nhanh kèm theo biểu hiện ý thức của bệnh nhân xấu đi. Chụp cắt lớp vi tính não thấy hình ảnh tăng tỷ trọng của các rãnh ở đáy sọ, các bể chứa,trong các não thất do máu đọng và hoặc là hình ảnh giảm tỷ trọng, vị trí tuỳ thuộc vào nhánh động mạch bị co thắt.
- Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: liệt nửa người thường xuất hiện đột ngột trên một bệnh nhân có biểu hiện sốt kéo dài. Nghe tim có tiếng thổi và các biểu hiện bệnh lý khác ở tim. Có thể thấy các tổn thương phối hợp khác ở da như mụn mủ, loét nhiễm trùng... Siêu âm tim có hình ảnh viêm nội tâm mạc. Cấy máu dương tính.
Có thể gặp liệt nửa người trong viêm nội tâm mạc teo đét liên quan đến một vài thể ung thư tiến triển hoặc một số bệnh hệ thống như viêm nội tâm mạc Libman-Sacks trong bệnh lupus ban đỏ.
2. Liệt nửa người xuất hiện từ từ:
a. Các khối choán chỗ:
Ðặc điểm của liệt nửa người trong các trường hợp choán chỗ nói chung và trong u não nói riêng là liệt nửa người tiến triển tăng dần kèm theo hộichứng tăng áp lực trong sọ. Có thể có biểu hiện động kinh. Liệt nửa người hình thành chậm tiến triển tăng dần trong nhiều ngày, nhiều tháng thường là các khối u lành tính như u màng não, u tế bào hình sao, u thần kinh đệm ít nhánh... Liệt nửa người tiến triển nhanh trong vài tuần thường gặp trong u não ác tính, áp xe não.
b. Viêm não bán cấp:
Bệnh nhân thường có hội chứng nhiễm trùng và các triệu chứng tổn thương não như rối loạn ý thức ở nhiều mức độ khác nhau, động kinh, rối loạn trương lực cơ nặng dẫn đến các tư thế co cứng hoặc xoắn vặn quá mức.
Liệt nửa người xuất hiện rõ dần, thường biểu hiện cả ở hai bên. Trong giai đoạn đầu có thể có các dấu hiệu của một hội chứng màng não. Chụp cắt lớp vi tính não thấy các ổ giảm tỷ trọng rải rác kèm theo biểu hiện phù não.
Chẩn đoán xác định bằng các phản ứng huyết thanh như kháng thể kháng HSV-1 và tìm AND của HSV-1 trong dịch não tuỷ.
3. Một số thể tiến triển đặc biệt:
a. U não ác tính: Có thể tiến triển đột ngột như một tai biến mạch máu não do chảy máu trong u (thể giả tai biến mạch).
b. Tắc động mạch cảnh trong: Liệt nửa người có thể tăng dần do lan rộng vùng nhũn não hoặc phù não, trường hợp này có thể nhầm với khối u (thể giả u).
c. Liệt nửa người thoáng qua: Phần lớn những trường hợp này là tai biến thiếu máu não cục bộ thoáng qua. Liệt hồi phục trong vòng 24 giờ, nhưng cần khám kỹ, tìm các yếu tố nguy cơ và điềutrị dự phòng vì sẽtái pháttạothành tai biến mạch máu não thực sự. Có thể gặp liệt nửa người thoáng qua sau một cơn bán đầu thống biến chứng hoặc liệt nửa người thoáng qua sau một cơn động kinh cục bộ (liệt Todd).
 Bác sĩ Hải 0935820128

Chuột rút - Hướng xử trí

Chuột rút

 I. Chuột rút, hay vọp bẻ, là cảm giác đau gây ra bởi sự co rút, thường là co cơ. Nó có thể do lạnh hay hoạt động quá sức. Việc sức khỏe giảm sút hoặc bị ngộ độc cũng có thể gây ra chuột rút, đặc biệt ở dạ dày.

Chuột rút


 Nguyên nhân
1.Có hai nguyên nhân chính dẫn đến chuột rút. Nguyên nhân thứ nhất là thiếu ôxy đến cơ, nguyên nhân thứ hai là thiếu nước và muối ăn. Các rối loạn điện giải có thể gây ra chuột rút hay tetany của cơ, đặc biệt là hạ canxi máu (thiếu canxi) hoặc hạ kali máu (thiếu kali) (chẳng hạn như khi ra mồ hôi quá nhiều mà không được bù đắp).
2.Ở phụ nữ, sự hành kinh cũng gây ra chuột rút ở mức độ nhất định tại vùng bụng gây đau lan tỏa ra thắt lưng và đùi. Lý do là máu phải chảy qua cổ tử cung nhiều hơn.
Một số phụ nữ mang thai cũng hay bị chuột rút, nhiều khi vào ban đêm.
 Chuột rút do thiếu ôxy có thể được chữa bằng việc hít thở sâu, và làm giãn cơ. Chuột rút do thiếu nước và muối ăn có thể chữa bằng việc giãn cơ, uống thêm nước và ăn thêm muối.
Chuột rút cơ bắp cũng được chữa bằng cách xoa bóp nhẹ lên chỗ bị đau, giãn cơ và chườm nóng hoặc chườm lạnh. Việc chườm nóng làm tăng tuần hoàn máu và làm cơ đàn hồi hơn, tuy nhiên một số người cảm thấy việc chườm nóng làm đau hơn là chườm đá. Sau khi đỡ đau cũng có thể vận động nhẹ tăng dần để máu lưu thông tốt hơn.
Chuột rút do kinh nguyệt có thể được chữa bằng uống các thuốc loại ibuprofen, tập thể dục giãn cơ hoặc tắm bồn nước nóng. Nếu các biện pháp trên không giúp giảm đau, đây có thể không phải chuột rút mà là c khoa

II.Chuột rút chân lúc ngủ đêm

   Chuột rút chân lúc ngủ đêm là sự co cơ có thể xảy ra ở cơ bắp chân, cơ bàn chân trong lúc ngủ hay nằm nghỉ. Triệu chứng có thể là cẳng chân duỗi đơ với các ngón chân quắp xuống. Chuột rút kiểu này có thể xảy thoáng qua trong vài giây hoặc vài phút và sự đau kéo dài một lúc sau đó. Chuột rút kiểu này hay xảy ra với người lớn tuổi, nhưng cũng có thể xảy ra với bất cứ ai.
   Kiểu chuột rút này vẫn chưa rõ nguyên nhân. Có thể lý do là thiếu một số khoáng chất (magiê, kali, canxi và natri), thiếu nước hoặc nằm bất động lâu quá. Các nguyên nhân hiếm gặp hơn có thể gây ra bởi tác dụng phụ của thuốc men.
III.Hướng xử trí  :
    Để dứt cơn chuột rút này nhanh chóng, bạn có thể đứng thẳng để dồn trọng lực vào hai chân, cơn chuột rút sẽ chấm dứt sau vài giây.
    Chuột rút! Gây đau đớn do co thắt cơ bắp không tự nguyện, không đủ dịch cơ thể thường góp phần gây chuột rút...gọi bác sỹ nếu chuột rút kéo dài hơn một giờ hoặc lâu hơn...
Chuột rút gây đau đớn do co thắt cơ bắp không tự nguyện, thường xảy ra trong khi tập luyện nặng trong môi trường nóng. Các co thắt có thể mạnh hơn, kéo dài nhiều hơn khi chuột rút chân ban đêm. Không đủ lượng dịch cơ thể thường góp phần gây chuột rút.
  Cơ bắp thường bị ảnh hưởng bao gồm chân, cánh tay, thành bụng và lưng, chuột rút mặc dù có thể bao gồm bất kỳ nhóm cơ nào.
 Nếu nghi ngờ chuột rút
 Nghỉ ngơi một thời gian ngắn.
Uống nước trái cây hoặc nước có chứa chất khoáng.
Sinh hoạt nhẹ nhàng, phạm vi chuyển động kéo dài và massage nhẹ nhàng nhóm cơ bị ảnh hưởng.
Đừng trở lại hoạt động vất vả trong vài giờ hoặc lâu hơn sau khi chuột rút biến mất.
Gọi bác sĩ nếu chuột rút không biến mất trong vòng một giờ hoặc hơn 

Bác sĩ Hải
0935820128

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN – ĐỒNG NHÂN ĐƯỜNG

AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN -THẦN DƯỢC CHO NGƯỜI ĐỘT QUỴ

Nguyên tắc điều trị đột quy
1.     Xử lý cấp cứu càng nhanh càng tốt để ngăn chặn cơn đột quị, Việc cấp cứu sớm có ý nghĩa rất quan trọng, do trong vài giờ đầu mới xảy ra đột quị thường có nhiều biến chứng đe dọa tính mạng BN nhưng có thể phòng ngừa hay điều trị được
2.       An thần: tức là làm giảm hưng phấn các tế bào não, từ đó làm giảm lượng oxy tiêu thụ
3.       Khai khiếu thông mạch: làm cho các mạch máu não thư dãn, dãn ra cục máu đông thoát đi được, có một số bệnh viện trên thế giới dùng biện pháp nong mạch hoặc giải phẫu
4.        Hoạt huyết tiêu ứ: Dùng  thuốc hoạt huyết tiêu ứ để tiêu trừ những huyết khối, những mảng xơ vữa trong cơ thể
 AN CUNG NGƯU HOÀNG HOÀN – THẦN DƯỢC CHO NGƯỜI ĐỘT QUỊ!
 An cung Ngưu hoàng hoàn là thuốc cấp cứu Đông y truyền thống, được dùng cấp cứu và điều trị đột quỵ, nhồi máu não cực kì hiệu quả và nhanh chóng, nhiều người bị hôn mê, nằm viện mấy ngày không tỉnh tiên lượng rất xấu, uống An Cung Ngưu Hoàng Hoàn đã tỉnh lại và hồi phục.
Thành phần : Ngưu hoàng , Tê giác (hoặc Thuỷ tê giác),  Trân châu (Ngọc trai), Hoàng liên, Chu sa, Hùng hoàng, hoàng cầm, sơn chi, xạ hương, uất kim…..
Trong đó các vị thuốc Tê giác, hoàng cầm, Sơn chi, Hoàng liên  …. thanh nhiệt an thần trấn kinh cực mạnh, làm cho các tế bào não giảm hưng phấn, tiêu thụ oxy ít nhất
Xạ hương có tính chất tuyên thông khai khiếu cực mạnh, làm cho tri giác phục hồi, và có khả năng thông mạch, (chính vì tính chất này nên phụ nữ có thai không được dùng vì sẽ bị sẩy thai)
Chính vì có tính chất như vậy nên bài thuốc này điều trị đột quị (Thể chứng bế, nhồi máu não) cực kì hiệu quả. Các bệnh viện ở Trung quốc đều có loại thuốc này để điều trị đột quị.
Tại sao mỗi gia đình nên có một vài viên An cung  Ngưu Hoàng Hoàn để phòng bị ?
Như trên đã trình bầy, khi đột quị xẩy ra, vấn đề cấp cứu kịp thời cực kì quan trọng, sớm được giờ phút nào hay giờ phút đó. Vì vậy khi tai biến xẩy ra, bạn cần phai cho người bệnh uống thuốc kịp thời để tránh cho tế bào não bị tổn thương  càng ít càng tốt. Cho nên mỗi gia đình cần phải dự trữ ít nhất một viên An cung Ngưu Hoàng hoàn để cấp cứu.

An cung ngưu hoàng hoàn hộp gỗ vỏ gỗ màu xanh Đồng Nhân Đường 1.500.000 VND/viên

An cung ngưu hoàng hoàn hộp giấy vài nhung Đồng Nhân Đường giá 900.000 VND/viên

An cung ngưu hoàng hoàn hộp gỗ 2 viên màu đỏ Đồng Nhân Đường hộp 2 viên giá 3.000.000 VND



Thứ Tư, 15 tháng 5, 2013

Chữa đau dây thần kinh tọa

    Thần kinh tọa là căn bệnh hay gặp ở lứa tuổi 30-60, nhất là những người lao động chân tay nặng nhọc. Các nghề nghiệp có tư thế làm việc gò bó như công nhân bốc vác, nghệ sĩ xiếc, ba-lê, cử tạ... làm tăng nguy cơ xuất hiện và tái chứng đau thần kinh tọa.
Dây thần kinh tọa là một dây thần kinh dài nhất cơ thể, trải dài từ phần dưới thắt lưng đến tận ngón chân. Dây thần kinh tọa chi phối các động tác của chân, góp phần làm nên các động tác đi lại, đứng ngồi của hai chân.
     Đau dây thần kinh tọa biểu hiện đặc trưng bằng cảm giác đau lan dọc xuống phía đùi theo rễ thần kinh lưng 5 (L5) và rễ thần kinh sống 1 (S1). Nếu rễ thần kinh L5 bị tổn thương thì có hiện tượng đau dọc từ lưng eo phía ngoài xuống ngoài động mạch cẳng chân tới tận ngón chân út. Nếu rễ thần kinh S1 bị tổn thương thì đau dọc ra phía sau mông, thẳng xuống sau đùi, sau bắp cẳng chân tới phía ngoài bàn chân. Nếu bị bệnh thần kinh tọa trên (thần kinh hông) thì đau thường tới phía trên đầu gối; nếu bị thần kinh tọa dưới thì đau tới mắt cá ngoài bàn chân.
Trong trường hợp đau nhẹ, người bệnh vẫn đi lại, làm việc bình thường. Nếu đi lại nhiều, đứng nhiều, ngồi nhiều trong một ngày, đau có thể tái phát. Nếu đau nhiều thì khi chân giẫm mạnh xuống đất, ho mạnh, hắt hơi, đi đại tiện rặn cũng đau. Đau nặng ảnh hưởng nhiều đến khả năng lao động.
Đau dây thần kinh tọa có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhiều nhất là lứa tuổi 30-60, nam mắc nhiều hơn nữ. Mang vác và lao động nặng ở tư thế sai, gò bó, rung xóc, chấn thương, các động tác thay đổi tư thế đột ngột... là yếu tố thường xuyên nhất làm khởi phát bệnh. Ngoài ra, yếu tố tâm lý cũng đóng vai trò nhất định thúc đẩy xuất hiện và tái phát bệnh thần kinh tọa.
     Các nguyên nhân gây đau thần kinh tọa gồm: tổn thương ở cột sống thắt lưng gây chèn ép rễ thần kinh, thoát vị đĩa đệm vùng cột sống thắt lưng, các tổn thương thực thể khác ở vùng thắt lưng (dị dạng bẩm sinh, chấn thương, thoái hóa cột sống thắt lưng, u, viêm cột sống dính khớp, viêm đốt sống do nhiễm khuẩn).
Phần lớn trường hợp chỉ đau thần kinh tọa một bên. Người bệnh có tư thế ngay lưng hay vẹo về một bên để chống đau. Tùy theo tổn thương, họ có thể không nhắc được gót hay mũi chân, dần dần xuất hiện teo cơ đùi, mông, cẳng chân bên tổn thương. Khi bệnh nặng, chân tê bì mất cảm giác, có thể đái dầm, ỉa đùn.
Việc điều trị đau thần kinh tọa phải kết hợp các biện pháp nội khoa, đông y, ngoại khoa, tâm lý, vật lý trị liệu và phục hồi chức năng. Trong thời gian đang đau cấp, hoặc đợt cấp của đau thần kinh tọa mãn, người bệnh cần nghỉ ngơi tuyệt đối trên giường và bất động, tránh mọi di chuyển hoặc thay đổi tư thế làm căng dây thần kinh. Người bệnh cần nằm trên giường phẳng và cứng, nằm ngửa, hông và gối hơi gấp, nếu đau nhiều có thể nằm co chân.
Cần dùng các thuốc chống viêm không steroid và thuốc chống hư khớp. Nếu có đau dạ dày - tá tràng thì phải dùng kèm các thuốc băng niêm mạc dạ dày hay tức chế bài tiết dịch vị. Tất cả đều phải theo đúng chỉ định của bác sĩ. Về vật lý trị liệu, có thể chườm nóng, chiếu tia hồng ngoại laser, sóng ngắn, từ trường, điện châm, tắm bùn, đắp bùn, tắm nhiệt, tắm suối khoáng, kéo giãn cột sống bằng dụng cụ cho trường hợp lồi hoặc thoát vị đĩa đệm. Nên kết hợp xoa bóp, châm cứu, ấn huyệt, thủy châm.
Phẫu thuật được chỉ định khi: điều trị nội khoa không đỡ sau 6 tháng; hoặc có biến chứng liệt, teo cơ, rối loạn cơ tròn; bệnh nhân đau dữ dội, đau tái phát nhiều lần, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sinh hoạt và lao động.
Để phòng bệnh đau thần kinh tọa, cần tập thể dục vừa sức thường xuyên để nâng cao thể lực, áp dụng các bài tập tăng cường sự dẻo dai, khỏe mạnh của các khối cơ lưng cạnh cột sống, cơ bụng và tăng sự mềm mại của cột sống. Tránh mọi chấn thương cho cột sống, tránh ngã dồn mông xuống đất. Điều trị kịp thời các bệnh thoái hóa cột sống. Người bị đau thắt lưng tránh tuyệt đối các động tác thể thao hoặc vận động quá mức như golf, bóng chuyền, tennis, vác balô nặng. Không nên nằm đệm quá dày và mềm, giường lò xo.
    Các động tác sinh hoạt, lao động hằng ngày phải thích nghi với tình trạng đau cột sống thắt lưng. Bảo đảm tư thế đúng khi đứng, ngồi, mang vác... hay nhấc vật nặng. Cần đứng trên tư thế thẳng, không rũ vai, gù lưng. Để tránh khom lưng, khi đọc và viết lâu, nên ngồi gần bàn viết, ghế không quá cao hoặc bàn viết không quá thấp. Nếu phải ngồi lâu, nên thường xuyên đứng lên và làm các động tác thể dục giữa giờ.
đường đi của dây thần kinh tọa
     Trong lao động chân tay, cần chú ý tránh khiêng vác vật nặng, nhất là bê vật nặng ở tư thế cúi lom khom. Để tránh tải trọng quá mức lên cột sống, bệnh nhân có thể đeo đai lưng khi mang vác vật nặng; hãy để cho trọng lượng của vật chia đều cả hai bên cơ thể, không bao giờ mang vật nặng ở một bên người hay trong thời gian dài. Khi muốn nhấc một vật nặng lên, nên co đùi gấp gối đôi chân gập lại vừa phải nhưng vẫn giữ lưng thẳng. Không nên giữ thẳng hai chân và cúi cong người xuống khi nhấc.
                                                                                                                               
      Bác sỹ Hải 0935820128

Đau lưng, châm cứu hiệu quả hơn

       Nếu đau lưng, hãy nghĩ tới những cây kim. Bởi các chuyên gia phát hiện ra rằng liệu pháp đông y này điều trị đau lưng tốt hơn bất cứ phương pháp nào.
 Phải đến 85% chúng ta đã từng có cảm giác đau nhói một vài lần nào đó. Chỉ riêng tại Anh, đau lưng tiêu tốn khoảng 500 triệu bảng (tương đương với khoảng 750 triệu đô la Mỹ) mỗi năm.

     Một nghiên cứu cho thấy châm cứu là dùng các cây kim đặc biệt xuyên vào các huyệt đạo trên cơ thể, giúp giảm đau hiệu quả hơn hẳn các các điều trị khác.

      Hàng trăm người bị đau thắt lưng mãn đã tham gia vào nghiên cứu. Họ được chia thành 4 nhóm. Nhóm thứ nhất chỉ châm cứu 1 lần, nhóm thứ 2 điều chị theo liệu trình, nhóm thứ 3 là châm cứu bằng kim điện cực và nhóm cuối cùng dùng các phương pháp tây y.

 Sau 8 tuần, tình trạng đau lưng của 60% những người được châm cứu có sự cải thiện. Trong khi phương pháp thông thường là 39%. Sau 1 năm, 59 - 69% người được điều trị bằng châm cứu báo cáo kết quả cải thiện đáng kể, so với 50% ở những người dùng phương pháp thông thường.

     Nhà nghiên cứu, TS Daniel Cherkin cho biết: Tất cả các hình thức châm cứu đều có hiệu quả và tác động lâu dài đối với chứng đau lưng mãn” khi so với phương pháp thông thường.

      Với nghiên cứu này, châm cứu hứa hẹn sẽ trở thành một lựa chọn quan trọng trong điều trị đau lưng mãn. Bởi châm cứu không chỉ an toàn, ít tác dụng phụ mà còn có tác dụng lâu dài.

Theo Dân trí
      Bác sỹ Hải 0935820128

Châm cứu giảm béo: Ứng dụng sáng tạo của y học dân tộc

Châm cứu là phương pháp đã được GS Nguyễn Tài Thu nghiên cứu từ những năm 60 thế kỷ trước và đã thành công.
Để hiểu rõ hơn về phương pháp này, phóng viên báo Khuyến học & Tòa Soạn đã có cuộc trao đổi với Thạc sĩ Nguyễn Bá Phong, bác sĩ đang công tác tại Khoa điều trị toàn diện - Viện Châm cứu TƯ và cũng là người chủ trì đề tài "Nghiên cứu tác dụng của Điện Mãng châm trong điều trị giảm cân ở người béo phì".
Vừa giảm béo vừa giảm bệnh
Phương pháp châm cứu để điều trị giảm cân được gọi là điện mãng châm. Đây là sự kết hợp giữa phương pháp mãng châm với kích thích điện nhằm mục đích nâng cao hiệu quả chữa bệnh. Với phương pháp này, người ta sử dụng kim mãng châm có độ dài từ 20 - 25cm (tùy theo độ dài của từng huyệt đạo, trạng thái cơ thể của bệnh nhân cao hay thấp) để châm lên huyệt. Sau khi đã châm kim vào huyệt, dùng lực từ từ đẩy kim theo các huyệt đạo cho đến khi đắc khí. Khi đã đắc khí thì dùng máy điện châm dẫn khí. Mỗi vị trí huyệt đạo khác nhau phải có thủ pháp châm kim khác nhau.
Thời gian điều trị cho mỗi lần khoảng 30 phút với 60 ngày cho một liệu trình điều trị. Một người béo phì có thể thực hiện nhiều liều điều trị. Trên thực tế, cũng có thể điều trị trong thời gian ngắn hơn, từ 15 - 20 ngày và trọng lượng được giảm khá nhiều. Song việc điều trị giảm béo một cách từ từ được coi là phương pháp an toàn và hiệu quả nhất, vì nguy cơ béo lại sẽ thấp hơn so với những người giảm béo nhanh.
Sau khi áp dụng điều trị cho 35 người béo phì bằng phương pháp điện mãng châm với liệu trình điều trị là 60 ngày, kết quả cho thấy, tất cả những người này đều tiến triển tốt. Cân nặng trung bình của mỗi người trước liệu trình điều trị là 67kg nay xuống còn 62,3kg. Như vậy, mỗi người trung bình đều giảm được gần 5kg. Các chỉ số vòng bụng trung bình giảm hơn 3cm, vòng mông giảm 5,5cm và vòng đùi giảm 3cm.Bên cạnh việc giảm béo, dùng phương pháp điện mãng châm còn giúp người béo phì giảm các chứng mệt mỏi, đau đầu, mất ngủ. Điện mãng châm còn làm thay đổi huyết áp và tình trạng rối loạn lipít của người béo phì. Những đối tượng này nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn tới những biểu hiện rối loạn khác kèm theo như glucose máu tăng, nguy cơ về các bệnh tim mạch tăng lên, từ đó làm tăng nguy cơ về các bệnh mãn tính



Giảm mỡ bụng bằng phương pháp châm cứu


Để thực hiện kỹ thuật mãng châm đòi hỏi bác sĩ phải là những người chuyên môn giỏi, có thể châm lên huyệt một cách chính xác và nhẹ nhàng. Vì nếu châm kim không chuẩn xác có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, rất khó ảnh hưởng tới tính mạng của họ.
Bên cạnh đó, đòi hỏi người có nhu cầu giảm béo phải có thái độ tích cực hợp tác với các bác sĩ, kèm theo đó phải có sự điều chỉnh hợp lý về chế độ dinh dưỡng.
Hiện nay tại Việt Nam, có lẽ chỉ duy nhất Viện Châm cứu TƯ thực hiện được phương pháp châm cứu giảm béo. Tuy nhiên, số lượng người đến Viện không nhiều vì đa số những người béo muốn giảm cân không chỉ vì sức khỏe mà còn vì mục đích thẩm mỹ. Bởi vậy, họ không muốn bác sĩ coi họ là những người bệnh mà chỉ là những người có nhu cầu thẩm mỹ.
Trước tâm lý này, ông Nguyễn Quốc Khoa, Viện phó Viện Châm cứu TƯ cho biết, Viện cũng đang có kế hoạch mở các trung tâm châm cứu thẩm mỹ ở bên ngoài dành cho những người có nhu cầu. Bên cạnh đó, Viện cũng sẽ mở rộng công tác đào tạo cán bộ, như vậy mới bảo đảm được số lượng lớn bác sĩ điều trị có chuyên môn, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của đông đảo nhân dân.
Được biết cho đến thời điểm này, tại Viện Châm cứu Trung ương, những người có nhu cầu giảm béo đến điều trị tại đây đều không phải trả tiền. Không phải vì phương pháp này đang trong quá trình nghiên cứu mà vì Viện chưa coi nó là một dịch vụ chữa bệnh.
Theo Thegioiphunu
      Bác sỹ Hải 0935820128

Điều trị đau vai gáy bằng xoa bóp bấm huyệt



Ấn vào các cơ thang và cơ ức đòn chũm thấy đau và co cứng vồng lên so với bên lành. Toàn thân sợ lạnh, rêu lưỡi trắng, mạch phù. Đau vai gáy là một bệnh hay gặp trong lâm sàng, gây đau nhức khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và công tác của người bệnh. Bệnh xảy ra tức thời sau khi ngủ dậy hoặc quay cúi cổ đột ngột, khi gặp lạnh, sau khi gánh vác nặng hoặc tư thế gối cao đầu một bên (đau vai gáy cấp tính). Cũng có thể đau vai gáy do thoái hóa đốt sống cổ hoặc do bệnh nghề nghiệp (đau vai gáy mạntính).
Theo Y học cổ truyền, đau vai gáy (lạc chẩm) thuộc phạm vi chứng tý. Nguyên nhân do vệ khí của cơ thể không đầy đủ, tấu lý sơ hở nên phong hàn thấp thừa cơ xâm nhập, bì phu kinh lạc làm tắc trệ mà gây ra đau (ngoại nhân). Hoặc do người già can thận bị hư hoặc bệnh lâu ngày làm khí huyết giảm sút dẫn đến can thận bị hư, thận hư không chủ được cốt tủy, can huyết hư không nuôi dưỡng được cân cơ mà gây bệnh (nội nhân). Hoặc do khi ngủ gối đầu cao bất thường (bất nội ngoại nhân). Người bệnh có biểu hiện đột nhiên cổ gáy vai đau cứng (có thể đau 1 bên hoặc cả 2 bên cổ gáy), quay cổ khó khăn, hạn chế hoặc không thể Phương pháp chữa: trục phong tán hàn, thông kinh hoạt lạc.
Châm cứu và xoa bóp là phương pháp điều trị của Y học cổ truyền dân tộc không cần dùng thuốc, dễ học dễ làm, có thể thực hiện ngay tại các tuyến y tế cơ sở, mọi cán bộ y tế hoặc những ai say mê đều có thể học và làm được. Sau đây là những thao tác cơ bản:
- Bệnh nhân ngồi trên ghế, thả lỏng cơ, thầy thuốc đứng và làm lần lượt các động tác sau: xoa, day, lăn, bóp từ vùng bả vai qua huyệt kiên tỉnh đến đại trùy và lên huyệt phong trì. Từ huyệt đốc du lên huyệt phong trì, mỗi động tác làm từ 3-5 lần.
- Bấm và day các huyệt phong trì, đại trùy, phong môn, kiên tỉnh, đốc du (vừa bấm vừa vận động cổ quay sang phải và sang trái). Riêng huyệt bá lao khi bấm thì không vận động cổ.
- Khi xoa bóp nếu kết hợp xoa thêm dầu gió hoặc cao sao vàng thì kết quả điều trị sẽ tốt hơn.
- Kiểm tra cơ ở vùng huyệt đốc du nếu thấy co cứng thì ta bấm, bật cơ, day nhẹ thì bệnh nhân sẽ đỡ đau và vận động cổ gáy dễ dàng ngay.
- Khi vận động cổ bệnh nhân: thầy thuốc nắm một bàn tay kê ngang cổ bệnh nhân làm điểm tựa, còn tay kia của thầy thuốc điều khiển cổ bệnh nhân nghiêng sang phải, sang trái, cúi cổ và ngửa cổ.
Lưuý:
- Đối với những bệnh nhân từ 45 tuổi trở lên do mật độ khoáng chất của xương giảm dần nên cần cho đo kiểm tra mật độ khoáng chất xương trước khi làm xoa bóp.
- Với những trường hợp bệnh nhân bị đau vai gáy mạn tính thì cần cho chụp film X-quang phổi để loại trừ các bệnh lý ở phổi và bệnh lý ở trung thất.



Theo Hanoimoi







Bác sĩ Hải
Điện thoại: 0935820128

Công dụng chữa bệnh của cây lá bỏng


Cây lá bỏng còn gọi là cây sống đời, nó được gọi là lá bỏng vì lá của nó có thể dùng làm thuốc chữa bỏng. Ngoài ra cây lá bỏng còn có tác dụng giảm sưng, giảm đau, trừ độc và chữa các lở loét như loét thịt, loét dạ dày, viêm ruột, trĩ nội đi ngoài ra máu, thậm chí chữa cả đau mắt đỏ...
Cách sử dụng lá bỏng để chữa bệnh rất đơn giản, có thể lấy lá tươi giã đắp hoặc vắt lấy nước để bôi hoặc ăn sống, sắc uống...
Một số bài thuốc từ cây lá bỏng: 
                                  Cây lá bỏng                         
- Chữa ngứa: Nếu tự dưng phát ngứa thì có thể lấy lá bỏng, nghể răm, lá ké và bồ hòn nấu lên lấy nước xông và tắm.
- Chữa chứng đi lỵ: Dùng 40g lá của cây bỏng, 16g cam thảo đất, 20g cỏ seo gà, 20g lá mơ lông. Rửa sạch sắc uống ngày 1 thang.                                  
- Chữa bệnh kiết lỵ (viêm đại tràng): Ngày ăn 20 lá (buổi sáng 8 lá, chiều 8 lá, tối 4 lá). Từ 5-10 tuổi ăn bằng 1/2 người lớn. Ăn 5 ngày là khỏi.
- Chữa bệnh trĩ: Dùng 6g lá bỏng, 6g rau sam. Rửa sạch nhai sống hoặc sắc uống. Nếu bị lòi dom và lở hậu môn thì nấu nước bồ kết ngâm rửa hậu môn và giã lá bỏng đắp vào búi trĩ.
- Chữa bệnh trĩ nội: Mỗi ngày dùng 10 lá (sáng ăn 4 lá, chiều ăn 4 lá), tối 2 lá, nuốt bớt nước, bã bỏ vào gạc vải đắp vào hậu môn (đóng khố như phụ nữ thấy kinh). Nhớ trước khi đắp thuốc phải làm vệ sinh hậu môn bằng nước pha muối. Cứ làm theo cách trên, tùy bệnh nặng nhẹ, dùng từ 20-45 ngày đều khỏi.
- Chữa chứng đại tiện ra máu: Lấy 30g lá bỏng, 10g cỏ nhọ nồi, 10g ngải cứu (sao cháy), 10g lá trắc bá (sao cháy) sắc lấy nước uống ngày 1 thang.
- Chữa viêm tai giữa cấp tính: Lá bỏng giã nát, vắt lấy nước nhỏ vào tai.
- Trị chứng viêm loét dạ dày: Lấy lá bỏng ăn sống, mỗi ngày 40g.
- Giải rượu: Khi bị say rượu dùng 10 lá bỏng rửa sạch, nhai sống rất hiệu nghiệm.
- Chữa nôn ra máu (do bị đánh, bị thương): Dùng 7 lá bỏng giã nát, thêm rượu và đường vào uống trong ngày.
- Ðau mắt đỏ và đau mắt hột: Trước khi ngủ, đánh răng, nạo lưỡi sạch, nhai 3 lá bỏng, mút bớt nước, đặt bã vào gạc vải (vô trùng) đắp vào mắt buộc chặt, sáng tháo ra, rửa mắt bằng nước pha muối. Làm như trên 3 ngày liền sẽ khỏi.
- Chữa đau mắt đỏ: Giã nát lá bỏng đắp vào mắt.
-Chữa đổ máu cam: Nhai 1, 2 lá bỏng, lấy nước nhai thấm bông gòn đặt vào lỗ mũi độ 10 phút sau sẽ khỏi.
- Chữa nuôi con mất sữa: Sáng, chiều mỗi lần ăn 8 lá, sau 2 ngày sẽ có sữa.
- Chữa mất ngủ: Chiều và tối, ăn mỗi lần 8 lá, giấc ngủ sẽ đến sớm.
- Chữa mụn nhọt khi chưa có mủ: Lấy 30g lá bỏng, 15g lá đại, 20g lá táo. Rửa sạch, giã nát đắp vào mụn ngày 1-2 lần.
- Chữa chứng viêm họng: Lấy 10 lá sống đời rửa sạch, chia nhai sáng 4 lá, chiều 4 lá, tối 2 lá. Nhai kỹ, ngậm một lúc rồi nuốt cả bã, dùng khoảng 3-5 ngày sẽ có kết quả. Hoặc nhai ngậm sáng 4 lần, chiều 4 lần, tối 2 lần (mỗi lần 1 lá, đều nhai ngậm và nuốt cả bã) dùng trong 3 ngày là khỏi.
- Chữa chứng viêm xoang mũi: Lấy 2 lá bỏng rửa sạch, giã nát, lấy bông thấm nước thuốc nút vào lỗ mũi. Hoặc mỗi lần nhai 2 lá, lấy nước nhai lá bỏng thấm vào bông, nút vào hố mũi bên viêm ngày 4-5 lần sẽ khỏi (Nếu viêm cả 2 bên thì sáng nút một bên chiều nút một bên). Lưu ý, bệnh nhân trước khi nhai lá bỏng phải đánh răng, nạo lưỡi, súc miệng 2, 3 lần cho sạch miệng mới nhai.

Theo afamily.vn

Bác sĩ Hải
Điện thoại: 0935820128

Dùng vỏ quýt để trị ho

Sắc vỏ quýt với một ít bột gừng và mật ong để uống, lấy ít vỏ quýt tươi xắt nhỏ, cho thêm một ít đường cát trắng uống như trà hàng ngày giúp trị ho hiệu quả.
Xin chia sẻ với các bạn một số cách trị ho trong dân gian đơn giản như sau:
- Lấy khoảng 5 gr vỏ quýt sắc với 2 chén nước cho thêm ít bột gừng và mật ong dùng để uống khi còn nóng.



Quả quýt

- Lấy ít vỏ quýt tươi xắt nhỏ, cho thêm một ít đường cát trắng uống như trà hàng ngày giúp trị chứng ho có đàm.
- Riêng đối với trẻ nhỏ bị ho: Xắt vài lát củ cải mỏng đem ngâm trong nước đường vài ngày. Mỗi lần dùng lấy ra một muỗng hỗn hợp này hòa với nước nóng đợi đến khi nước còn ấm ấm thì cho trẻ uống.
- Cũng có thể dùng một muỗng vừng (mè) sao khô rồi say nhuyễn, 6 gr hạnh nhân, một lát gừng sống bỏ vào nồi cho thêm 2 ly nước sắc lên. Khi dùng thì lấy một muỗng hỗn hợp ra này pha với ít mật ong để uống.
Đối với trẻ khi bị ho thường bị mất ngủ nên lấy một miếng gừng sống xắt mỏng, sao hơi khô lên rồi thoa nhẹ xung quanh cổ và vai sẽ giúp trẻ ngủ ngon.
Theo Vnexpress


 
Bác sĩ Hải 
Điện thoại: 0935820128

Đau lưng


Nếu đau lưng, hãy nghĩ tới những cây kim. Bởi các chuyên gia phát hiện ra rằng liệu pháp đông y này điều trị đau lưng tốt hơn bất cứ phương pháp nào.
 Phải đến 85% chúng ta đã từng có cảm giác đau nhói một vài lần nào đó. Chỉ riêng tại Anh, đau lưng tiêu tốn khoảng 500 triệu bảng (tương đương với khoảng 750 triệu đô la Mỹ) mỗi năm.

 Một nghiên cứu cho thấy châm cứu là dùng các cây kim đặc biệt xuyên vào các huyệt đạo trên cơ thể, giúp giảm đau hiệu quả hơn hẳn các các điều trị khác. 


 Hàng trăm người bị đau thắt lưng mãn đã tham gia vào nghiên cứu. Họ được chia thành 4 nhóm. Nhóm thứ nhất chỉ châm cứu 1 lần, nhóm thứ 2 điều chị theo liệu trình, nhóm thứ 3 là châm cứu bằng kim điện cực và nhóm cuối cùng dùng các phương pháp tây y.

 Sau 8 tuần, tình trạng đau lưng của 60% những người được châm cứu có sự cải thiện. Trong khi phương pháp thông thường là 39%. Sau 1 năm, 59 - 69% người được điều trị bằng châm cứu báo cáo kết quả cải thiện đáng kể, so với 50% ở những người dùng phương pháp thông thường.

 Nhà nghiên cứu, TS Daniel Cherkin cho biết: Tất cả các hình thức châm cứu đều có hiệu quả và tác động lâu dài đối với chứng đau lưng mãn” khi so với phương pháp thông thường.

 Với nghiên cứu này, châm cứu hứa hẹn sẽ trở thành một lựa chọn quan trọng trong điều trị đau lưng mãn. Bởi châm cứu không chỉ an toàn, ít tác dụng phụ mà còn có tác dụng lâu dài.

Theo Dân trí


      Bác sỹ Hải 0935820128