SỨC KHỎE LÀ VÀNG

Chăm sóc sức khỏe bản thân và gia đình

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Liệt dây thần kinh số VII

Liệt dây thần kinh số 7



Bệnh tê liệt thần kinh mặt hay còn gọi là bệnh Bell’s Palsy là một bệnh ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm cho bệnh nhân đau khổ trong một thời gian dài. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh điều khiển các cơ mặt bị viêm và bị chèn ép. Tuy mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, nhưng ít gặp ở người dưới 15 và trên 60 tuổi.

Liệt dây thần kinh số 7
Liệt nửa mặt - dân gian thường dung từ “méo mặt” - là chứng bệnh thường gặp ở mọi lứa tuổi, với nhiều biển hiện khác nhau.
Biểu hiện
Người bệnh có thể tự phát hiện qua hoạt động vệ sinh buổi sáng: người bệnh khó chải răng, khó súc miệng, khó ăn sáng nhất là khi soi gương thấy mất cân xứng nửa mặt, nhân trung lệch về một bên, môi miệng xếch về một bên.
Người bệnh không nhắm kín được mắt ở bên liệt, không huýt sáo, không thổi được (thổi lửa)…, không chúm môi được. Có thể có rối loạn vị giác (cảm giác nếm) ở 2/3 trước của lưỡi và rối loạn thính giác (nghe kém). Thường do tổn thương nứt xương đá gặp sau sang  chấn sọ (ngã đập đầu xuống đất gây rạn nứt xương đá).
Có thể có một số chứng khác như: ù tai, nghe kém và mỏi chân tay bên đối diện (đối diện với nửa mặt bị liệt).
Người bệnh có thể có biểu hiện nhắm mắt không kín ở hai bên, nét mặt mất sự linh hoạt…, miệng há với môi vểu ra và nước bọt chảy ra. Đó là liệt mặt ở cả hai bên ở người lớn thường gặp trong viêm đa rễ thần kinh, ở trẻ em thường là thể thân não của người bệnh bại liệt.
Nguyên nhân
U ở cầu não, u góc cầu tiểu não.
U nền sọ: chú ý tới u màng não ở nền sọ.
Biến chứng thần kinh của u vòm họng.
Do sang chấn: sang chấn, ngã, đụng dập gãy rạn nứt xương đá.
Do viêm nhiễm:
Viêm màng não, nhất là viêm màng não do lao.
Viêm nhiễm rễ dây thần kinh: liệt dây VII hai bên - thể thân não của bệnh bại liệt, liệt hai bên nửa mặt và thường gặp ở trẻ em.
Biến chứng của viêm tai cấp tính, mạn tính, viêm tuyến mang tai, viêm xương đá. Liệt dây VII ngoại biên “do lạnh”. Thường gặp với bệnh cảnh đột ngột, sau khi tiếp xúc với trời lạnh, ngáp và bị liệt có thể đó là do nhiễm khuẩn tiềm tàng, biểu hiện ra do lạnh…
Có một thể uốn ván dễ nhầm là liệt dây VII với co cứng hàm, khó nhai, co thắt cơ vòng mi.
Zona hạch gối: Zona là bệnh cấp tính do virus hướng thần kinh phạm vào hạch gối gây liệt mặt đột ngột. Đặc điểm là phát ban: ban đỏ, mụn nước ở quanh vành tai, vùng viền ống tai ngoài; có thể phạm cả vùng dây VII nên có thể có ban đỏ, mụn nước mọc ở 2/3 trước lưỡi. Cần chú ý đừng để vỡ mụn nước, vì sẽ làm dải ban đỏ, mụn nước lan rộng gây chèn ép nhiều nơi.
Điều trị
Người bệnh cần được bác sĩ chuyên khoa thần kinh khám và điều trị, căn bản là điều trị theo nguyên nhân. Đối với liệt nửa mặt chưa rõ nguyên nhân hoặc “do lạnh” cần tiến hành những biện pháp sau:
Điều trị nội khoa
Giữ mặt cho ấm (quấn khăn len nếu trời lạnh).
Vitamin B1 liều cao: 0,025g-10 ống/ ngày, cho dài ngày.
Kháng sinh ampicilin 1-2 g/ngày. Kháng viêm prednisolone, hydrocortancyl.
Thường xuyên nhỏ mắt bằng dung dịch chloramphenicol trong trường hợp nặng. Không được dùng strychnine vì dễ chuyển sang co cứng.
Vật lý trị liệu
Cho người bệnh chạy điện nóng và làm sóng ngắn ngay ngày đầu.Có thể cho chạy điện dẫn Iod hoặc Ca. Có thể dùng dòng điện galvanie.
Thường xuyên tập các động tác ở mặt, ở trán, ở môi miệng.
Châm cứu bên liệt các huyệt giáp xa, địa thương, thảo đường, có thể châm thêm các huyệt ấn đường, nghinh hương, hợp cốc. Cũng có thể châm thêm các huyệt trên ở bên lành.
Trong quá trình châm cứu, cần định kỳ theo dõi, khám lại để tránh liệt co cứng nửa mặt. Có thể nghiên cứu phẫu thuật, nhất là những trường hợp nhanh chóng chuyển sang liệt co cứng nửa mặt – là phạm vi của ngành phẫu thuật chỉnh hình hàm mặt.
Chúng tôi xin giới thiệu một số thủ pháp xoa bóp ấn huyệt để bạn đọc tham khảo và áp dụng.
Thủ pháp vùng mặt
Dùng ngón tay út day huyệt tình minh (day nhẹ) 100 lần, sau đó dùng ngón tay cái day huyệt ngư yêu 50 lần, tiếp theo day huyệt đồng tử liêu, ti trúc không, tứ bạch, thừa khấp mỗi huyệt 30 lần (người bệnh nặng có thể tăng lên đến 50 lần). Nếu công năng mí mắt trên của người bệnh  giảm sút thì day thêm huyệt ngư yêu, dương bạch 30 lần, nhấc vê mí mắt trên 30 lần. Nếu công năng mí mắt dưới suy giảm thì day huyệt tứ bạch, thừa khấp thêm 30 - 50 lần.
Thủ pháp vùng miệng
Dùng ngón tay cái day huyệt nghinh hương, hạ quan, giáp xa mỗi huyệt 30 - 50 lần rồi day huyệt địa thương 30 - 50 lần, trường hợp nặng có thể tăng lên 100 lần. Tiếp theo, dùng bàn tay day phần mặt bên bị bệnh 30 - 50 lần, day cho đến khi phần mặt nóng lên mới đạt.
Day huyệt thái dương, phong trì, ế phong mỗi huyệt 30 - 50 lần
Vị trí huyệt:
- Tình minh: Trên góc khóe mắt trong.
- Ngư yêu: chỗ lõm giữa lông mày.
- Đồng tử liêu: góc khóe mắt ngoài đo ra 0,5 tấc.
- Ti trúc không: Chỗ lõm phía ngoài đuôi lông mày.
- Tứ bạch: mắt nhìn thẳng phía trước, huyệt nằm ở chỗ lõm của vành mắt, từ con ngươi xuốngkhoảng 1 tấc.
- Thừa khấp: Trên bờ hốc mắt dưới.
- Dương bạch: từ giữa lông mày (huyệt ngư yêu) đo lên 1 tấc.
- Nghinh hương: cạnh cánh mũi 0,5 tấc.
- Hạ quan: Huyệt nằm ở chỗ lõm bờ dưới sau xương gò má.
- Giáp xa: Huyệt nằm ở phía trên trước góc xương hàm dưới (chỗ khi dùng sức cắn răng thì cơ nổi lên).
- Địa thương: từ khóe miệng đo sang ngang 0,5 tấc.
- Thái dương: Ở chỗ lõm cách điểm giữa đường nối đầu ngoài lông mày và khóe mắt ngoài 1 tấc.
- Phong trì: Bờ xương chẩm, chỗ lõm sau tai.
- Ế phong:  Ở phía sau dái tai, chỗ lõm giữa góc xương hàm dưới và mỏm trên xương chũm.
Lưu ý: Phòng bệnh liệt mặt, khi rét tránh mở cửa đột ngột để gió lạnh tạt vào mặt. Vào mùa nóng khi ngủ không nên để quạt, máy điều hòa thổi thẳng vào mặt. Đối với những người làm việc và học tập ban đêm không nên ngồi gần cửa sổ để tránh gió lùa. Người già ban đêm không nên ra ngoài. Ngoài ra, cần điều trị sớm và triệt để các nhiễm khuẩn tai, mũi, họng...
Bệnh tê liệt thần kinh mặt hay còn gọi là bệnh Bell’s Palsy là một bệnh ít nguy hiểm đến tính mạng nhưng làm cho bệnh nhân đau khổ trong một thời gian dài. Bệnh xảy ra khi dây thần kinh điều khiển các cơ mặt bị viêm và bị chèn ép. Tuy mọi lứa tuổi đều có thể mắc bệnh, nhưng ít gặp ở người dưới 15 và trên 60 tuổi.
Dấu hiệu phát hiện bệnh?
Thường sau một đêm ngủ, người bệnh thức dậy, cảm thấy một bên mặt hơi cứng khác thường. Nếu soi gương bệnh nhân sẽ thấy một bên mặt bị xệ xuống và miệng bị méo sang một bên. Một bên mắt cũng không thể nhắm kín và thường có nước mắt chảy ra. Với các triệu chứng đó, người ta thường nghĩ đến một tai biến mạch máu não. Song bình tĩnh lại, nếu bạn thấy các triệu chứng chỉ giới hạn ở mặt, thì phần nhiều đây là bệnh liệt dây thần kinh mặt. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp bệnh xảy ra ban ngày, bệnh nhân đột ngột bị tê liệt hay yếu hẳn một bên mặt khiến khó cười khó nói, khó nhắm mắt, khó cử động da mặt bên bị bệnh; bị đau trong tai phía bên bệnh; nghe âm thanh to hơn phía tai bệnh; nhức đầu; mất vị giác; lượng nước mắt và nước miếng tiết ra nhiều hơn bình thường. Bệnh sẽ giảm trong vòng vài tuần và khỏi hoàn toàn trong vòng từ 3- 6 tháng. Trong đó khoảng 8 - 10 % bị tái phát, đôi khi ở phía mặt bên lành trước đây. Một số ít bệnh nhân bị vài triệu chứng bệnh suốt đời.
Bệnh liệt thần kinh mặt nhẹ sẽ khỏi hoàn toàn, nhưng bệnh nặng các dây thần kinh có thể bị tổn thương vĩnh viễn.
 Sơ đồ cấu tạo các dây thần kinh mặt.
Nên làm gì để chữa và phòng bệnh?
Vì sao bị liệt thần kinh mặt?
Từ trong não đi ra, trên đường đi tới mặt, dây thần kinh điều khiển các cơ mặt phải đi qua một khe hẹp là một hốc xương nhỏ. Vì vậy khi bị nhiễm vi khuẩn, các dây thần kinh này sưng lên, bị kẹt trong hốc xương hẹp. Do bị chèn ép các dây thần kinh bị tổn thương lớp màng bọc bên ngoài khiến tín hiệu thần kinh bị cản trở, gây ra tê liệt và yếu các cơ mặt. Nhiều nghiên cứu cho thấy các đối tượng sau đây dễ bị liệt dây thần kinh mặt là: phụ nữ có thai, bệnh nhân tiểu đường, người đang bị cảm cúm, người bị suy giảm miễn dịch như đang điều trị tia xạ, dùng thuốc corticosteroid, nhiễm HIV…
Để giúp bệnh mau bình phục người ta có thể dùng thuốc steroid chống viêm. Trường hợp các dây thần kinh mặt bị viêm thì dùng thuốc này có thể làm giảm viêm, giảm sưng giúp cho các dây thần kinh giảm hẳn bị chèn ép trong hốc xương. Nếu dây bị nhiễm virut, việc dùng các thuốc kháng virut có thể làm ngưng bệnh nhanh chóng. Phương pháp vật lý trị liệu nên dùng bởi vì những bắp thịt bị liệt có thể rút ngắn lại gây co thắt mạn tính. Khi đó dùng xoa nắn và vận động những bắp thịt ở mặt có thể giúp chống co thắt. Dùng phương pháp chườm nóng cũng có tác dụng làm giảm đau, giảm co thắt bắp cơ. Bạn cũng nên học cách thư giãn, sử dụng phương pháp châm cứu, uống bổ sung các loại vitamin, nhất là B12, B6 và kẽm cũng rất có ích trong việc phục hồi và phòng bệnh.
Bạn cần biết các cách tự chăm sóc: khi mắt bạn không nhắm kín được, bạn cần giữ cho mắt khỏi khô bằng cách nhỏ thuốc mỗi giờ vào ban ngày và tra thuốc mỡ vào mắt ban đêm, như vậy để tránh mắt bị quá khô, màng kết mạc của mắt có thể bị tổn thương dẫn đến mất thị giác. Việc đeo kính ban ngày và đeo miếng che mắt ban đêm để tránh cho mắt khỏi bị chấn thương hay bị trầy xước.
Việc phòng bệnh cần phối hợp nhiều biện pháp tránh bị nhiễm lạnh, nhất là khi ngủ ban đêm. Phòng chống nhiễm vi khuẩn bằng cách nâng cao sức đề kháng của cơ thể: tập thể dục thường xuyên điều độ; ăn uống đủ chất, tăng cường ăn rau xanh, trái cây chín, uống nước cam, nước chanh hoặc uống bổ sung vitamin C tổng hợp. Đeo khẩu trang khi đi ra ngoài đường hoặc đến những nơi công cộng như bến tàu xe, siêu thị, chợ… để tránh bị lây nhiễm các bệnh do vi khuẩn gây ra. Không lạm dụng thuốc corticosteroid trong điều trị các bệnh cơ xương khớp.
Tổng hợp từ SK&ĐS    
 Bác sĩ Hải
0935820128

0 nhận xét:

Đăng nhận xét